--> 5 Cách đặt tên công ty, doanh nghiệp hay, ý nghĩa, đúng luật

Tên doanh nghiệp là một trong những thành phần bắt buộc phải có trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc đặt tên công ty hiện nay là bước mất khá nhiều công sức trong các bước thành lập doanh nghiệp, do tên doanh nghiệp đang được lấy theo cơ sở dữ liệu toàn quốc. Sau đây, Nguyên Anh sẽ hướng dẫn bạn cách đặt tên công ty đúng Luật Doanh nghiệp 2020.

Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về cách đặt tên công ty

Quy định về cách đặt tên công ty theo Luật Doanh nghiệp 2020 như thế nào?
Quy định về cách đặt tên công ty theo Luật Doanh nghiệp 2020 như thế nào?

Thành phần của tên công ty

Theo Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020, có 2 thành chính tạo nên tên của doanh nghiệp là:

“1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

  • a) Loại hình doanh nghiệp;
  • b) Tên riêng.

2. Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.

3. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

4. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.”

Nên xem: Công ty tư vấn doanh nghiệp – chọn đơn vị quen làm cho chắc?

Những điều nên tránh trong cách đặt tên doanh nghiệp

Theo Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2020, những điều cấm kỵ khi đặt tên doanh nghiệp gồm:

“1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật này.

2. Sử dụng tên cơ quan Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.”

Xem thêm: Chi phí thành lập doanh nghiệp bao nhiêu tiền 2022?

Đặt tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài hoặc tên viết tắt của doanh nghiệp

Theo Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2020, khi đặt tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài hoặc tên viết tắt của doanh nghiệp, bạn cần lưu ý như sau:

“1. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

2. Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

3. Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.”

Xem thêm: Giá thành lập công ty trọn gói 

Cách đặt tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh

Theo Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020, cách đặt tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh được quy định như sau:

“1. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

2. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.

3. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.”

Xem thêm: Giá thành lập công ty “soi” thế nào để không bị hớ?

Gợi ý cách đặt tên công ty hay, ý nghĩa và đúng luật

Gợi ý cách đặt tên công ty hay, ý nghĩa và đúng luật
Gợi ý cách đặt tên hay, ý nghĩa cho doanh nghiệp, công ty đúng luật

Căn cứ khoản 1 Điều 37, khoản 3 Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2020 thì cách đặt tên công ty sẽ được thực hiện theo công thức sau:

Tên công ty = Loại hình công ty + Tên riêng

Ví dụ minh họa về cách đặt tên công ty đúng:

  • Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Đại lý thuế Nguyên Anh.
  • Tên tiếng nước ngoài: NGUYEN ANH TAX AGENT COMPANY LIMITED.
  • Tên viết tắt: NGUYEN ANH TAX.

5 Cách đặt tên công ty phổ biến nhất hiện nay

Gợi ý 5 cách đặt tên công ty phổ biến nhất hiện nay
Gợi ý 5 cách đặt tên doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay

Cách đặt tên công ty độc đáo theo tên của người sáng lập

Đặt tên theo tên riêng của người sáng lập là cách đặt tên công ty vô cùng phổ biến và thể hiện sự tự hào của người chủ doanh nghiệp về công ty của mình. Chủ doanh nghiệp sẽ toàn tâm toàn ý để đưa công ty có tên của mình ngày càng phát triển. Hơn nữa, đặt tên công ty theo tên những người sáng lập còn tạo được sự tin tưởng từ khách hàng nếu chủ doanh nghiệp là người thường xuyên gặp gỡ với khách hàng.Tuy nhiên, với Luật Doanh nghiệp hiện hành, đặt tên này có nhiều hạn chế vì sẽ trùng tên với rất nhiều doanh nghiệp cùng ngành đã đăng ký trước đó.

Cách đặt tên doanh nghiệp, công ty ấn tượng theo địa danh

Đặt tên theo địa danh cũng là một cách đặt tên được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Công ty được đặt tên theo địa danh thường kinh doanh các sản phẩm địa phương, giúp dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn khi giao dịch.Tuy nhiên, tên công ty có thể sẽ dài và cũng có nhiều công ty đã đăng ký theo tên địa danh. Lúc này, bạn phải đặt tên công ty theo nguyên tắc sau: Loại hình công ty + Tên riêng + Tên địa danh.

Cách đặt tên công ty theo ngành nghề kinh doanh

Khi thành lập một doanh nghiệp, bạn đã xác định được doanh nghiệp hoạt động theo một hoặc nhiều ngành nghề kinh doanh chủ lực. Vì vậy, nếu muốn xây dựng thương hiệu doanh nghiệp một cách bền vững, đặt tên công ty theo ngành nghề kinh doanh cũng cần có sự lựa chọn phù hợp.Ví dụ: Công ty TNHH Đại lý thuế Nguyên Anh, Công ty TNHH Công Nghệ PECO, Công ty TNHH Bất động sản Cres,…

Cách đặt tên doanh nghiệp, công ty theo đặc điểm của ngành nghề kinh doanh

Đây cũng là một sự lựa chọn khi danh sách tên doanh nghiệp ngày càng bị thu hẹp vì Luật Doanh nghiệp 2020 ngày càng siết chặt việc đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn. Dựa vào đặc điểm ngành nghề của doanh nghiệp và chọn một tên theo đặc điểm ngành nghề kinh doanh ưng ý, hay và đúng luật để tạo ấn tượng đối với khách hàng.

Xem thêm: Công ty hợp danh là gì? Cơ cấu và các đặc điểm pháp lý

Cách đặt tên doanh nghiệp hay khi tên riêng của doanh nghiệp đã bị trùng

Khi kiểm tra tên riêng của doanh nghiệp thấy đã bị trùng, có thể thêm tên gọi về ngành nghề kinh doanh vào trước tên riêng nếu bạn tâm đắc với tên doanh nghiệp đã chọn.Một lưu ý quan trọng là bạn không nên đưa tên gọi ngành nghề quá cụ thể vào tên riêng của doanh nghiệp vì sẽ vô tình làm hạn chế quy mô hoạt động kinh doanh của công ty bạn.

Ví dụ 1: Cách đặt tên cho doanh nghiệp, công ty thuộc lĩnh vực xây dựng nếu tên riêng đã bị trùng

Ví dụ: Công ty của bạn định thành lập hoạt động về ngành nghề xây dựng và bạn dự kiến sẽ đặt tên riêng của doanh nghiệp là: Vạn Phát. Nhưng khi tra cứu tên doanh nghiệp có quá nhiều công ty có tên riêng là: Vạn Phát. Bạn có thể thêm ngành nghề vào trước tên riêng của công ty bạn như sau:

  • Công ty TNHH Xây dựng Vạn Phát.
  • Công ty TNHH Thiết kế và Xây dựng Vạn Phát.
  • Công ty TNHH Thiết kế và Xây dựng công trình Vạn Phát.

Ví dụ 2: Đặt tên doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại nếu tên riêng đã bị trùng

Bạn có ý định đặt tên công ty theo phong thủy là Vạn Phát nhưng nếu tên riêng này đã bị trùng khi tra cứu tên doanh nghiệp. Để đặt được tên riêng như mong muốn, bạn có thể tham khảo các gợi ý sau đây.

  • Công ty TNHH Thương mại Vạn Phát.
  • Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Vạn Phát (nếu doanh nghiệp kinh doanh đa lĩnh vực).
  • Công ty TNHH Thương mại Thực phẩm Vạn Phát (nếu bạn kinh doanh ngành nghề thực phẩm).
  • Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Vạn Phát (nếu bạn mua bán những mặt hàng có liên quan đến việc sửa chữa, lắp đặt, bảo hành…).
  • Công ty TNHH Thương mại Vạn Phát Đồng Nai (nếu bạn muốn đặt tên công ty có kèm địa danh nơi bạn đang định kinh doanh).

Trên đây, Nguyên Anh vừa chia sẻ đến bạn về đặt tên doanh nghiệp, công ty hay, ý nghĩa và đúng luật. Nếu bạn đã có ý tưởng đặt tên cho công ty, doanh nghiệp và muốn kiểm tra có được sử dụng tên này để đăng ký thành lập doanh nghiệp được hay không, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được kiểm tra và tư vấn thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp miễn phí nhé!

Bài viết liên quan

backtotop
0988.1368.79