--> Phân biệt các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam, có mấy loại hình doanh nghiệp? Đó là những loại nào? Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam có những điểm khác biệt gì? Trong bài viết này, Nguyên Anh sẽ trả lời các câu hỏi này cho bạn. Hãy đọc ngay nội dung dưới đây nhé!

Loại hình doanh nghiệp là gì?

Loại hình doanh nghiệp là gì?
Loại hình doanh nghiệp là gì?

Loại hình doanh nghiệp là các hình thức, cơ cấu doanh nghiệp được Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn ghi nhận. Lựa chọn loại hình công ty, doanh nghiệp là một trong các bước cần phải thực hiện khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc thành lập doanh nghiệp mới.

>>> Nhận tư vấn thành lập công ty, doanh nghiệp miễn phí 2022

Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam

Có bao nhiêu loại hình doanh nghiệp? Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam gồm có những loại như sau.

Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam
Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)

Công ty TNHH gồm có 2 loại: công ty TNHH 1 thành viên (MTV) và công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

Xem thêm: Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ là gì?

a. Công ty TNHH 1 thành viên

Là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.Công ty TNHH 1 thành viên sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có tư cách pháp nhân đầy đủ.

b. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Đây là một trong các loại doanh nghiệp có số lượng thành viên từ 2 trở lên nhưng không quá 50. Họ có thể là các cá nhân, tổ chức hoặc thành viên của doanh nghiệp và phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn góp (trừ các trường hợp được quy định tại khoản 4 Điều 47 trong Luật Doanh nghiệp 2020).

2. Doanh nghiệp tư nhân

Đây là một trong các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam xuất hiện khá phổ biến. Doanh nghiệp tư nhân là tổ chức kinh tế được đăng ký kinh doanh theo quy định và thực hiện các hoạt động theo quy định pháp luật.Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản trong mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Xem thêm: Điều kiện, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

3. Công ty cổ phần

Là loại hình công ty có vốn điều lệ chia thành nhiều phần bằng nhau (gọi là cổ phần). Công ty cổ phần phải có tối thiểu 3 thành viên và không giới hạn số lượng thành viên tối đa.Các thành viên của công ty cổ phần có thể là cá nhân hoặc tổ chức và họ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp trong phạm vi góp vốn.

Xem thêm: Lợi ích “sát sườn” khi chọn thành lập công ty cổ phần

4. Công ty hợp danh

Mô hình doanh nghiệp này có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu và hoạt động kinh doanh dưới một tên chung. Ngoài thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm 1 thành viên góp vốn.

So sánh các loại hình doanh nghiệp hiện nay

Để phân biệt các loại hình doanh nghiệp, chúng ta cần dựa vào bảng so sánh các loại hình doanh nghiệp dưới đây.

So sánh các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam
So sánh các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam
Tiêu chí Công ty TNHH 1 thành viên Công ty TNHH 2 thành viên trở lên Doanh nghiệp tư nhân Công ty cổ phần Công ty hợp danh
Chủ sở hữu Có duy nhất 1 chủ sở hữu là cá nhân hoặc tổ chức. Có thể có nhiều đồng chủ sở hữu (có thể là cá nhân hoặc tổ chức), tối thiểu là 2 và tối đa không quá 50. Chỉ có 1 chủ sở hữu duy nhất là cá nhân. Là cổ đông công ty (có thể là cá nhân hoặc tổ chức), tối thiểu là 3 và không giới hạn số lượng cổ đông tối đa. Là cá nhân và được gọi là thành viên hợp danh, có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu công ty.
Số lượng thành viên, cổ đông góp vốn Chỉ có duy nhất 1 thành viên (là cá nhân, tổ chức) góp vốn thành lập doanh nghiệp. Tối thiểu là 2 và tối đa là 50 thành viên (là cá nhân hoặc tổ chức). Chỉ có duy nhất 1 thành viên góp vốn là cá nhân, gọi là chủ doanh nghiệp tư nhân. Cổ đông tham gia góp vốn có thể là cá nhân, tổ chức; số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không giới hạn số lượng. Không giới hạn số lượng thành viên cùng góp vốn vào công ty.
Tư cách pháp nhân Có. Có. Không. Có. Có.
Vốn điều lệ Tổng giá trị tài sản chủ sở hữu cam kết góp trong điều lệ công ty. Tổng giá trị tài sản các thành viên cam kết góp vốn trong điều lệ công ty. Toàn bộ tài sản của chủ sở hữu. Vốn góp của thành viên, chia thành nhiều phần bằng nhau. Tổng giá trị tài sản các thành viên cam kết góp trong điều lệ công ty.
Trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản Trong phạm vi số vốn cam kết góp. Trong phạm vi số vốn cam kết góp. Toàn bộ tài sản. Trong phạm vi số vốn cam kết góp. Toàn bộ tài sản cá nhân và chịu trách nhiệm trên phạm vi số vốn đã góp.
Khả năng huy động vốn – Có thể huy động thêm vốn từ chủ sở hữu công ty hoặc bằng cách chuyển nhượng vốn sang cho cá nhân hoặc tổ chức khác.- Nếu chuyển nhượng một phần vốn góp thì bắt buộc phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. – Có thể huy động vốn từ những thành viên mới (tối đa là 50 thành viên).- Có thể chuyển nhượng một phần vốn góp cho cá nhân và các tổ chức khác. Khả năng huy động cực thấp và chỉ được huy động vốn từ chủ doanh nghiệp mà không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào, cũng như không được bán phần vốn góp cho cá nhân hoặc tổ chức khác, nên không có khả năng huy động vốn từ bên ngoài. Là loại hình công ty có khả năng huy động vốn cao và linh hoạt nhất, bởi 3 lý do:- Được phát hành cổ phiếu.- Không giới hạn số lượng cổ đông góp vốn.- Thủ tục chuyển nhượng công ty cổ phần đơn giản, nhanh gọn. – Có thể huy động vốn từ thành viên công ty hiện có hoặc từ thành viên mới và không hạn chế số lượng thành viên tối đa.- Các thành viên công ty hợp danh có thể chuyển nhượng phần vốn của mình cho người khác.
Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp Nếu chủ sở hữu chấp thuận cho cá nhân hoặc tổ chức khác góp vốn vào công ty thì công ty TNHH 1 thành viên bắt buộc phải chuyển đổi thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. – Nếu sau khi thành lập có nhiều hơn 50 thành viên góp vốn thì bắt buộc phải chuyển đổi sang công ty cổ phần.- Trường hợp số lượng thành viên góp vốn còn một thì bắt buộc phải chuyển thành công ty TNHH 1 thành viên. Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty TNHH 1 thành viên, 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh hoặc công ty cổ phần. – Nếu số lượng cổ đông giảm xuống còn 2 thành viên, mà công ty không huy động được vốn của cổ đông mới thì phải chuyển đổi thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên.- Trường hợp số lượng cổ đông giảm xuống còn một thành viên thì phải chuyển đổi từ công ty cổ phần thành công ty TNHH 1 thành viên để tiếp tục hoạt động. Không được chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp khác.
Quyền quyết định các vấn đề quan trọng của công ty Chủ sở hữu. Hội đồng thành viên. Hội đồng quản trị. Chủ sở hữu. Thành viên hợp danh thông qua nguyên tắc đa số.
Cơ cấu tổ chức Đơn giản. Khá đơn giản. Rất đơn giản. Phức tạp. Đơn giản.
Mức độ phổ biến của các loại hình doanh nghiệp Được nhiều người lựa chọn nhất nhờ cơ cấu đơn giản, dễ quản lý, phù hợp với cá nhân kinh doanh với quy mô vừa và nhỏ. Loại hình này được nhiều người lựa chọn khi có nhu cầu góp vốn cùng bạn bè, đối tác. Loại hình này ít người chọn vì tính rủi ro cho chủ sở hữu cao, khả năng huy động vốn thấp. Do yêu cầu chặt chẽ về cơ cấu tổ chức nên loại hình công ty cổ phần là sự lựa chọn cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh những ngành nghề yêu cầu khả năng vốn huy động cao. Tương tự như loại hình doanh nghiệp tư nhân.

Xem thêm: Các khoản phí thành lập doanh nghiệp mới nhất 2022

Một số câu hỏi thường gặp về các loại mô hình doanh nghiệp 

Một số câu hỏi thường gặp về các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam
Một số câu hỏi thường gặp về các loại hình doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam
  • Theo Luật Doanh nghiệp có mấy loại doanh nghiệp?

Câu trả lời: Có 5 loại hình doanh nghiệp gồm: công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.

  • Loại hình doanh nghiệp nào được phát hành cổ phiếu?

Câu trả lời: Công ty cổ phần là loại hình duy nhất được phát hành cổ phiếu, chào bán các loại cổ phiếu, trái phiếu thông qua sàn giao dịch chứng khoán.

  • Phân biệt các loại hình doanh nghiệp dựa trên yếu tố nào?

Câu trả lời: Để phân biệt các loại hình doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam, chúng ta có thể dựa vào các yếu tố đó là số lượng thành viên, tư cách pháp nhân, vốn điều lệ, cơ cấu tổ chức, chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn, khả năng huy động vốn…

  • Loại hình doanh nghiệp nào phổ biến tại Việt Nam?

Câu trả lời: Công ty TNHH 1 thành viên là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay và được nhiều người lựa chọn khi thành lập doanh nghiệp do cơ cấu tổ chức đơn giản, dễ quản lý.Trên đây là những thông tin chia sẻ về các mô hình doanh nghiệp ở Việt Nam. Nếu có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến loại hình doanh nghiệp thì hãy liên hệ với Nguyên Anh qua hotline để được nhân viên giải đáp chi tiết.

Nếu như bạn đang mong muốn của khách hàng khi thành lập doanh nghiệp, hãy click vào link sau để nhận tư vấn, báo giá: https://nguyenanhtax.vn/dich-vu-thanh-lap-cong-ty-tron-goi-04072022.tax

Bài viết liên quan

backtotop
0988.1368.79