-->
Doanh nghiệp chế xuất khá phổ biến và đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Vậy doanh nghiệp chế xuất là gì? Quy định về doanh nghiệp chế xuất như thế nào? Thuế suất của doanh nghiệp chế xuất ra sao? Hãy cùng Nguyên Anh tìm hiểu mô hình doanh nghiệp này và các quy định liên quan đến doanh nghiệp chế xuất qua bài viết sau đây nhé!
Doanh nghiệp chế xuất (tên tiếng Anh là: Export Processing Enterprise) là những doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa, sản xuất để xuất khẩu sang các nước khác. Những doanh nghiệp này nằm trong các khu công nghiệp, khu chế xuất để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân ở các khu dân cư.
Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại TPHCM
Nếu doanh nghiệp không nằm trong khu kinh tế thì bắt buộc phải ngăn cách với các khu vực bên ngoài theo quy định của pháp luật. Các sản phẩm sau khi được sản xuất sẽ được xuất khẩu 100% đi nước ngoài và phải được khai báo đầy đủ với cơ quan hải quan.
Quy định về doanh nghiệp chế xuất là gì? Dựa vào Nghị định số 114/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 21 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP và Nghị định số 164/2013/NĐ-CP quy định về doanh nghiệp chế xuất một số điều như sau:
Xem thêm: Kinh nghiệm quyết toán thuế khi cơ quan thuế “gõ cửa”
Quy định về việc tạm trú trong doanh nghiệp chế xuất là gì? Điều 29 của Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định về việc tạm trú trong khu chế xuất như sau:
Xem chi tiết: Doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì? 11 Việc cần làm ngay
Theo quy định của pháp luật, hiện nay nhiều mặt hàng khi nhập khẩu vào Việt Nam phải chịu mức thuế nhất định. Việc nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào khu phi thuế quan và được sử dụng trong khu vực này là ngoại lệ. Hàng hóa luân chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác không cần chịu thuế.
Đối với hàng hóa nhập khẩu Việt Nam nhưng tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan sẽ được hoàn thuế. Tóm lại, quy định về thuế suất với doanh nghiệp chế xuất là gì? Bạn có thể hiểu đó là doanh nghiệp chế xuất không chịu thuế khi nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào doanh nghiệp để phục vụ việc sản xuất.
Theo khoản 4 Điều 19 Thông tư 78/2014/TT-BTC nêu rõ doanh nghiệp chế xuất được hưởng mức thuế suất 20% khi doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn. Doanh nghiệp chế xuất cũng là doanh nghiệp thuộc địa bàn kinh tế – xã hội.Thêm vào đó, doanh nghiệp chế xuất cũng được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 2 năm đầu và giảm 50% thuế trong vòng 4 năm liên tiếp trên thu nhập từ dự án thực hiện.
Xem thêm: Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp mới nhất năm 2022
Doanh nghiệp chế xuất còn được ưu đãi về tiền sử dụng đất so với những doanh nghiệp thông thường khác. Theo điểm b khoản 3 Điều 19 Nghị định 46/2014/NĐ-CP, doanh nghiệp được miễn đến 7 năm tiền thuê đất để phục vụ nhu cầu sản xuất.
Dựa vào điểm c khoản 4 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, những hàng hóa sau không chịu thuế gồm:
Việc trao đổi hàng hóa giữa doanh nghiệp chế xuất và khu phi thuế quan cũng sẽ được miễn giảm thuế giá trị gia tăng. Doanh nghiệp chế xuất xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài vẫn phải thực hiện các thủ tục tương tự như các doanh nghiệp thông thường nhưng được hưởng mức thuế GTGT là 0% với điều kiện đáp ứng quy định tại Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Hiện nay, Chính phủ Việt Nam có nhiều chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp chế xuất. Việc xuất nhập khẩu hàng hóa ra nước ngoài luôn được khuyến khích để đảm bảo lưu thông ổn định hàng hóa và góp phần phát triển kinh tế.
Trên đây, Nguyên Anh đã giải đáp câu hỏi về khái niệm về doanh nghiệp chế xuất và những đặc điểm của nó. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì về doanh nghiệp chế xuất, các vấn đề về thuế và kế toán, hãy liên hệ hotline để được chúng tôi giải đáp nhanh nhất!