--> Kinh nghiệm quyết toán thuế khi cơ quan thuế "gõ cửa"
kinh-nghiem-quyet-toan-thue-khi-co-quan-thue-go-cua
Kinh nghiệm quyết toán thuế và công tác chuẩn bị đón thanh tra thuế là vấn đề rất được các doanh nghiệp quan tâm. Vào cuối năm cơ quan thuế lên danh sách các doanh nghiệp phải thanh tra, rà soát. Trong đó các doanh nghiệp được ưu tiên có tên trong danh sách thanh tra thường là đơn vị lớn. Những đơn vị được nhận diện là có sai sót, rủi ro trong khâu quyết toán. Vậy làm sao để quá trình thanh tra diễn ra trôi chảy và tránh được rủi ro trong quá trình thanh tra? Hãy cùng tham khảo 3 kinh nghiệm sau đây nhé.

Xem thêm: Lập kế hoạch thuế là gì và những lợi ích đối với Doanh nghiệp

kinh-nghiem-quyet-toan-thue (6)

1. 3 kinh nghiệm quyết toán thuế bạn cần biết

a. Kiểm tra, rà soát giấy tờ, hóa đơn và tài liệu có liên quan.

Đối với các doanh nghiệp thương mại thì quá trình mua bán trao đổi hàng hóa là rất nhiều. Đi kèm với đó là giấy tờ, hợp đồng mua bán, hóa đơn GTGT. Doanh nghiệp cần chuẩn bị cẩn thận, rà soát lại hóa đơn nhất là hóa đơn có giá trị lớn, trọng yếu.

Trường hợp xảy ra sai sót với hóa đơn GTGT có thể bị coi là không hợp lệ và không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Ảnh hưởng tới lợi ích chính đáng của doanh nghiệp. Vì vậy khâu kiểm tra rà soát là kinh nghiệm quyết toán thuế hết sức quan trọng và cần thiết. Các giấy tờ nên sắp xếp theo từng giao dịch phát sinh để tiện cho quá trình thanh tra.Một số danh mục thường được thanh tra thuế hỏi đến:

  • Hóa đơn GTGT đầu ra, đầu vào.
  • Hàng tồn kho của doanh nghiệp.
  • Giá vốn hàng bán.
  • Các khoản chi phí và chi phí lãi vay.
  • Các khoản phải thu…

Kinh nghiệm quyết toán thuế đó là khi phát hiện ra sai sót doanh nghiệp có thể xin hoãn để hoàn thiện nốt hồ sơ.

Xem thêm: Xử lý chi phí không có hóa đơn đầu vào như thế nào?

kinh-nghiem-quyet-toan-thue (6)

b. Giữ thái độ hợp tác với cơ quan thuế.

Thông thường trước khi đến thanh tra tại doanh nghiệp cơ quan thuế sẽ gửi danh sách tài liệu cần chuẩn bị. Vì vậy kế toán viên cần chú ý cập nhật kịp thời thông tin để chuẩn bị kịp thời cho quá trình quyết toán. Việc sớm nhận được thông tin cũng giúp cho đơn vị có thêm quá trình chuẩn bị hồ sơ. Nếu có vấn đề xảy ra có thể thể kịp thời bổ sung, sửa chữa hoặc xin hoãn nếu cần.

Kinh nghiệm quyết toán thuế trong trường hợp này là luôn giữ thái độ tốt với thanh tra và cơ quan thuế. Chú ý thông tin mà cơ quan thuế gửi đến doanh nghiệp. Cấp tốc chuẩn bị hồ sơ có liên quan, điều này là hoàn toàn có lợi cho đơn vị.

Xem thêm: Điểm nhanh 3 khó khăn trong kế toán doanh nghiệp mới thành lập không “né” nổi

c. Kinh nghiệm giải trình với cơ quan thuế.

Trong quá trình cơ quan thuế thanh tra không thể tránh khỏi có vấn đề phát sinh. Lúc này các thanh tra sẽ đặt câu hỏi với kế toán việc để nhận được sự giải trình thỏa đáng.

kinh-nghiem-quyet-toan-thue (6)

Kinh nghiệm quyết toán thuế lúc này là kế toán viên cần bình tĩnh. Chọn lọc các câu hỏi có thể giải đáp ngay. Các vấn đề phát sinh khi giải trình cần có giấy tờ chứng minh kèm theo, văn bản cho từng khoản mục. Đặc biệt nên tránh nói đến các chi phí nhạy cảm, khó giải thích.

2. Kinh nghiệm quyết toán thuế GTGT

Thuế GTGT là một trong những thuế suất hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp. Vì vậy việc chuẩn bị tốt tài liệu liên quan đến GTGT đầu vào, đầu ra của doanh nghiệp.

kinh-nghiem-quyet-toan-thue (6)

  • Nên định kỳ rà soát kiểm tra lại giấy tờ, giao dịch phát sinh. Nếu có sai sót xảy ra cần nhanh chóng xử lý. Đối với hóa đơn GTGT sai có biên bản thu hồi có xác nhận của 2 bên và lập hóa đơn mới. Các hóa đơn sai cần được lưu trữ cần thận không để thất lạc.
  • Các khoản chi lớn hơn 20 triệu đồng phải có giấy tờ không sử dụng tiền mặt. Chứng từ, giấy báo có của ngân hàng và ủy nhiệm chi. Kinh nghiệm quyết toán thuế là nên phân loại chứng từ hợp lý theo giao dịch phát sinh để khi cần dùng đều có đủ.

Lưu ý về hàng tồn kho. Đây là một khoản mục trọng yếu đối với doanh nghiệp thương mại thương được thanh tra thuế chú ý. Vì vậy doanh nghiệp cần chú trọng và chuẩn bị tốt các khâu.

  • Kiểm soát số lượng hàng tồn kho có khớp với thực tế.
  • Đối chiếu hợp đồng mua bán, hóa đơn bán hàng, sổ kho chi tiết có khớp và đúng số lượng. Các thông tin có sự liên kết với nhau nên nếu có sai lệch sẽ ảnh hưởng đến kê khai thuế GTGT.
  • Khi phát hiện tình trạng số lượng thực tế không khớp cần có phương án xử lý nhanh chóng và kịp thời.

kinh-nghiem-quyet-toan-thue (6)

Kinh nghiệm quyết toán thuế và một số giấy tờ cần chuẩn bị:

  • Số kế toán tổng hợp và chi tiết, thuyết minh báo cáo tài chính.
  • Bảng kê mua bán hàng hóa.
  • Hóa đơn đầu ra đầu vào.
  • Sổ phụ ngân hàng.
  • Hợp đồng với người lao động.
  • Giấy tờ, quyền sở hữu và giấy phép kinh doanh.
  • Các hợp đồng kinh tế có liên quan.

3. Kinh nghiệm khắc phục các khoản chi phí bị loại ra khi quyết toán thuế TNDN

Biết được những khoản phí nào được loại trừ khi quyết toán thuế là một lợi thế lớn cho kế toán. Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực kế toán, Nguyễn Anh sẽ đưa ra nhiều giải pháp khắc phục tình trạng từ chối chi phí nhằm giúp các công ty tối ưu hóa doanh thu trong quá trình quyết toán thuế.

Các khoản chi phí được loại trừ khi xác định thuế TNDN thường gặp trong các trường hợp sau:Nó không phải là những khoản chi phí thực tế phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Pháp luật quy định không đủ hóa đơn, chứng từ để chi.Khi thanh toán không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên.

Giải pháp cho chi phí loại trừ khi quyết toán thuế TNDN như sau:

Thu thập đầy đủ chứng từ, hoàn thiện hồ sơ kế toán, bổ sung các hóa đơn chứng từ còn thiếu theo quy định của pháp luật.Hợp đồng thu chi được thiết kế rõ ràngĐối với các hợp đồng quá hạn cần phải có phụ lục gia hạn hợp đồng.

Với hóa đơn đầu ra:

Hóa đơn thì cần phải đánh số thứ tự theo cuốn. Nên có sự đồng nhất giữa tình hình dùng hóa đơn và bảng kê đầu ra. Với các đơn bị hủy cần giữ lại các liên 2 của hóa đơn để tránh bị vặn vẹo khi quyết toán thuế.Tốt nhất nên tạo một file Excel để liệt kê tất cả các hóa đơn đã bị hủy và xóa bỏ. Với cách làm này, bạn sẽ chẳng cần lo lắng đến việc cơ quan thuế hỏi về hóa đơn đã bị hủy.

Với hóa đơn đầu vào:

Nên sắp xếp hóa đơn đầu ra thành cuốn sổ , đóng theo từng kỳ hoặc theo tháng. Sắp xếp theo thứ tự như trên khai thuế GTGT. Có như thế, khi tìm kiếm hóa đơn sẽ thuận tiện và dễ dàng hơn nhiều.

Trên đây là một số kinh nghiệm quyết toán thuế và những vấn đề thường phát sinh. Bên cạnh đó là một số danh mục thanh tra thuế thường hỏi tới khi đến các doanh nghiệp. Để tránh rủi ro phát sinh và tránh bị phạt bởi cơ quan thuế. Doanh nghiệp và kế toán viên cần chuẩn bị kỹ càng và thận trọng trong làm việc.

Xem thêm: Dịch vụ kế toán doanh nghiệp

Bài viết liên quan

backtotop
0988.1368.79