--> Lập kế hoạch thuế là gì và những lợi ích đối với Doanh nghiệp

THUẾ là một vấn đề lớn mà Giám đốc doanh nghiệp luôn cảm thấy đau đầu.

Vì nộp thuế là một trách nhiệm, nhưng cũng là một loại chi phí. Doanh nghiệp luôn muốn tiết kiệm chi phí đến mức tối đa nhưng cũng không muốn vi phạm luật thuế. Vì vậy, việc lập kế hoạch thuế giúp tiết kiệm tối đa chi phí thuế và tuân thủ pháp luật. Giúp doanh nghiệp giữ lại nhiều tiền hơn từ hoạt động kinh doanh của mình.

Vậy lập kế hoạch thuế là gì và những lợi ích đối với doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết bên dưới nhé.

Xem thêm: Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Cách tính như thế nào?

Lập kế hoạch thuế

Thuế vừa là chi phí, vừa là một nghĩa vụ. Luôn làm chủ doanh nghiệp bận tâm

Những rủi ro khi doanh nghiệp không lập kế hoạch thuế

– Đến cuối năm, chủ doanh nghiệp thường trong tình trạng lo lắng là năm nay sẽ phải nộp bao nhiêu tiền thuế? Họ không biết rõ tình trạng hồ sơ thuế của doanh nghiệp mình. Kế toán thường hỏi, anh chị năm nay muốn nộp bao nhiêu thuế. Dĩ nhiên họ đều đưa ra con số thấp nhất có thể. Nhưng con số này chưa chắc đã tối ưu.

Vì kế toán có thể sẽ phải vi phạm các nguyên tắc về thuế để cân chỉnh ra con số này.- Một số trường hợp, doanh thu cuối năm tăng đột biến, dẫn đến số thuế phải nộp tăng đột biến.- Không xác định được khi quyết thuế sẽ bị phạt truy thu bao nhiêu tiền.

Họ phó mặc cho may rủi và khả năng thương lượng của nhân viên kế toán. Nhưng cũng sẽ không thay đổi được bao nhiêu. Vì những lỗi trọng yếu đã nằm hết trên sổ sách kế toán rồi, rất khó để qua mặt cán bộ kiểm tra thuế.

– Do không có kế hoạch thuế, không lường trước được các hồ sơ chứng từ đi kèm với nghiệp vụ phát sinh, dẫn đến không giải trình được chi phí thực tế của doanh nghiệp. Hoặc đến cuối năm, kế toán mới rà soát lại, thiếu đủ thế nào mới bổ sung sau. Và đa phần là hợp thức hóa, rất rủi ro.

– Họ thường xuyên bỏ sót chi phí thực tế của Doanh nghiệp.

 

Lo lắng về thuế

 

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy bất an về số liệu thuế hoặc gặp những vấn đề trên, hãy rà soát và lập kế hoạch thuế

Các doanh nghiệp cho dù là lớn hay nhỏ đều có bản kế hoạch kinh doanh khá rõ ràng. Kế hoạch thuế là một phần trong kế hoạch kinh doanh, nhưng lại thường xuyên bị các doanh nghiệp vừa và nhỏ bỏ sót. Việc không có góc nhìn tổng quát về chi phí thuế mỗi năm, sẽ gây ra những khó khăn không nhỏ mỗi khi doanh nghiệp bị Cơ quan thuế kiểm tra.

Lập kế hoạch thuế là gì?

– Lập kế hoạch thuế là việc tối ưu hoá số thuế phải nộp trong khuôn khổ của pháp luật. Tối ưu hoá, chứ không phải là giảm thiểu hoặc không nộp thuế. Giảm thiểu là việc giảm được thuế phải nộp nhưng hệ lụy của nó có thể là làm tăng một số chi phí khác hoặc vi phạm pháp luật về thuế.- Nói cách khác là chúng ta hoàn toàn có thể chấp nhận tăng mức thuế phải nộp nếu tốc độ tăng của thuế thấp hơn tốc độ tăng của thu nhập. Để làm được việc này, người lập kế hoạch thuế phải có được một góc nhìn tổng quát về các loại thuế và sự phối hợp giữa các bộ phận trong doanh nghiệp.

Xem thêm: Các bậc, mức nộp thuế môn bài 2021 cho doanh nghiệp

Cách lập kế hoạch thuế đơn giản và hiệu quả

Việc lập kế hoạch thuế đòi hỏi một nhân sự kế toán nhiều năm kinh nghiệm, am hiểu các sắc thuế, cùng phối hợp với các phòng ban thì mới có thể đạt hiệu quả cao. Mẫu biểu và phương pháp lập kế hoạch thuế phụ thuộc nhiều vào người trực tiếp triển khai. Tuy nhiên, để kế hoạch thuế trở nên hiệu quả, thông thường phải trả qua 3 bước:

1. Rà soát lại quy trình hoạt động của doanh nghiệp:

Một số trường hợp thường xảy ra, làm thất thoát chi phí của doanh nghiệp- Khi có chứng từ kế toán, các phòng ban không cất giữ cẩn thận, vò cuộn, xé rách, viết chữ lên chứng từ, làm thất lạc hoặc chuyển cho phòng kế toán chậm trễ.- Giám đốc đi tiếp khách, không lấy hóa đơn về cho kế toán kê khai. Tổng một năm thì chi phí này rất cao, nếu tận dụng tốt có thể đủ trả lương cho toàn bộ phòng kế toán từ 2 đến 3 tháng.

Đây là chi phí rất đáng kể đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.- Quy trình thu mua nguyên vật liệu đầu vào chưa chặt chẽ, bị thiếu sót nhiều loại chứng từ đầu vào, không đủ chứng từ để giải trình chi phí khi quyết toán thuế. Dẫn đến chi phí thực nhưng vẫn bị loại.- Và rất nhiều trường hợp khác tại mỗi khâu, mỗi phòng ban đều gây thất thoát chi phí thuế. Khi đó, gánh nặng cân đối thuế đè lên nhân viên kế toán. Họ không còn cách nào khác ngoài việc giúp doanh nghiệp trốn thuế như: mua hóa đơn khống, giấu doanh thu, hoặc cân chỉnh số liệu không đúng quy định. Khi quyết toán thuế, nếu bị phát hiện, mức phạt dành cho Doanh nghiệp là rất cao.

2. Lập kế hoạch thuế:

Sau khi rà soát quy trình hoạt động, xác định được nhưng khâu làm thất thu chi phí thực tế của doanh nghiệp. Lúc này việc lập kế hoạch thuế mới đạt được hiệu quả cao. Bước này gồm một số công việc như:- Dự kiến doanh thu, chi phí, thuế phải nộp phát sinh trong năm- Liệt kê các loại hồ sơ, chứng từ để giải trình doanh thu và chi phí thực tế của doanh nghiệp khi quyết toán thuế, tránh bị loại các chi phí thực tế phát sinh.- Liệt kê một số phương án tránh thuế, cân đối thuế phù hợp với doanh nghiệp mà luật thuế không cấm- Và một số cân đối khác tùy theo đặc điểm từng doanh nghiệp

3. Phân bổ công việc, thực hiện, báo cáo và kiểm tra:

– Kế hoạch thuế sau khi được lập, cần phải đưa vào thực hiện, thường xuyên báo cáo và kiểm tra tiến độ theo tháng, quý, năm.- Nếu như những trường hợp trọng yếu đều đã được liệt kê, phân tích và có phương án xử lý, thì chi phí thuế phải nộp hàng năm sẽ không quá thay đổi so với kế hoạch thuế. Và doanh nghiệp cũng đã chuẩn bị tiền cho việc nộp thuế, nên không dẫn tới các tình trạng hụt tiền, nợ thuế…

Nên xem: DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ TRỌN GÓI TP.HCM 

 

Lập kế hoạch thuế như thế nào

Việc lập kế hoạch thuế sẽ mang lại những lợi ích lớn cho doanh nghiệp của Bạn

Sự cần thiết của việc lập kế hoạch thuế đối với quản trị trong công ty, doanh nghiệp

Việc giảm trách nhiệm thuế theo luật định có lợi cho các công ty, doanh nghiệp nhưng tại sao các nhà quản lý nên tìm hiểu những kiến ​​thức cơ bản về lập kế hoạch thuế? Đối với các công ty, doanh nghiệp khác nhau và các công ty có công ty con ở các quốc gia khác, đây là một vấn đề quan trọng đã phát sinh ở những thời điểm khác nhau.

Các nhà quản lý cần hiểu rõ về thuế, bởi vì việc tối ưu hóa gánh nặng thuế tổng thể trong tương lai là rất quan trọng để đạt được kết quả kinh doanh tốt, và các nhà quản lý là người ra quyết định của doanh nghiệp.

Việc hiểu rõ luật thuế, luật quản lý thuế và cách tuân thủ chúng có thể giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định kinh doanh tốt hơn và nâng cao hiệu quả công việc.Người quản lý chịu trách nhiệm xác định nghĩa vụ thuế của mình, hoặc có thể thông qua việc sử dụng hiệu quả cho lời khuyên về thuế, vì người quản lý có thể nhận ra vấn đề khi nó phát sinh hoặc từ nhà tư vấn.

Thuế ảnh hưởng đến sự thành công của một doanh nghiệp, bởi vì các quyết định hàng ngày thường điều chỉnh giá trị hiện tại dựa trên rủi ro của dòng tiền sau thuế. Ngoài ra, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, đóng góp bảo hiểm xã hội, doanh thu (giá trị gia tăng, loại hàng hóa và dịch vụ, thu nhập từ bán hàng) và các loại thuế kinh doanh khác cũng được điều chỉnh. Mặt khác, đóng thuế cho nhà nước là ưu tiên hàng đầu trong dòng tiền của công ty, doanh nghiệp. Có thể thấy, thuế không chỉ là khoản bắt buộc phải nộp mà còn là loại thuế phải nộp nhanh chóng, đúng hạn.

Tóm gọn những lợi ích mà việc lập kế hoạch thuế sẽ mang lại:

– Giúp tiết kiệm thời gian xem báo cáo kế toán mà vẫn biết rõ được tình hình hoạt động.- Giúp cho phòng kế toán chủ động hoàn thiện công việc để đạt được mục tiêu đề ra. Không đợi tới cuối năm hoặc khi có quyết định kiểm tra mới làm.- Nếu có chuyển đổi kế toán cũng không làm ảnh hưởng đến việc giải trình quyết toán.- Giúp doanh nghiệp vừa tiết kiệm chi phí mà vẫn tuân thủ pháp luật.- Giúp doanh nghiệp hạn chế vi phạm về thuế. Sẽ ít bị kiểm tra thuế. Có nhiều thời gian tập trung kinh doanh.

Với những lợi ích mà việc lập kế hoạch thuế mang lại. Doanh nghiệp nên đưa kế hoạch thuế trở thành một phần của kế hoạch kinh doanh.

Hãy liên hệ với Nguyên Anh để được tư vấn nhé.

Hotline, zalo: 0988.1368.79 – 0986.1368-77

Bài viết liên quan

backtotop
0988.1368.79