--> Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì?
3-dieu-can-luu-tam-khi-thanh-lap-doanh-nghiep-co-von-nuoc-ngoai
Việt Nam là một trong những điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng phổ biến và có mức tăng trưởng nhanh, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế nước ta. Tuy nhiên, bản chất doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì?

Trong các văn bản pháp luật, chưa có một quy định hay định nghĩa cụ thể thế nào là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Ở một số điều khoản của Luật Đầu tư 2020 có nhắc đến công ty có yếu tố đầu tư vốn từ nước ngoài như sau:

Theo khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư: “Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.”

Theo khoản 21 Điều 3 Luật Đầu tư ghi rõ: “Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.”

Theo khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư chỉ ra rằng: “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.”

Khoản 23 Điều 3 Luật Đầu tư quy định “Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác theo quy định của pháp luật về dân sự và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.”

Từ những Điều trên, bạn có thể hiểu như sau: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thành lập theo những quy định của pháp luật Việt Nam. Trong đó, công ty do nhà đầu tư/cá nhân là người nước ngoài thành lập hoặc là cổ đông.

Xem thêm: Phân biệt các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Đặc điểm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Về thành viên, cổ đông, chủ sở hữu

Như đã đề cập ở trên, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có 100% thành viên hoặc có từ 1 – 2 cổ đông là người nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài điều hành hay góp vốn để thành lập công ty theo đúng quy định của Việt Nam.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhà đầu tư/cá nhân là người nước ngoài thành lập hoặc cổ đông
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhà đầu tư/cá nhân là người nước ngoài thành lập hoặc cổ đông

Xem thêm: Các bước chuẩn bị thành lập doanh nghiệp (Phần 1)

Về tỷ lệ vốn sở hữu

Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư số vốn điều lệ không giới hạn ngoại trừ những trường hợp sau đây:

  • Nhiều nhà đầu tư nước ngoài ở cùng một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ góp vốn vào một doanh nghiệp thì tổng số vốn sẽ không vượt quá tỷ lệ sở hữu quy định trong điều ước quốc tế.
  • Nếu đầu tư vào các công ty niêm yết, công ty đại chúng, kinh doanh chứng khoán và các quỹ mở thì tỷ lệ sở hữu vốn phải tuân theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh các ngành nghề mà trong điều ước quốc tế có quy định về mức vốn điều lệ thì vốn từ nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá mức này.

Về ngành nghề kinh doanh

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh các ngành nghề ngoại trừ những ngành nghề quy định rõ tại Điều 6 và các Phụ lục 1, 2 và 3 của Luật Đầu tư. Với một số ngành, phân ngành dịch vụ chưa cam kết hoặc chưa được quy định tại Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO và các điều ước quốc tế không có mà luật pháp Việt Nam có áp dụng thì căn cứ theo pháp luật Việt Nam.

Xem thêm: Tư vấn thành lập doanh nghiệp miễn phí 

Ưu, nhược điểm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Ưu điểm

Có thể thấy, ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp FDI (Foreign Direct Investment) xuất hiện trong mọi lĩnh vực và mang đến cho nước ta hiệu quả phát triển về kinh tế. Sở dĩ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển vì có những lợi thế sau:

  • Nhiều công ty được điều hành bởi người nước ngoài có nhiều tiến bộ về cách thức quản lý và hoạt động nên sẽ có sự đột phá về lợi nhuận.
  • Nguồn vốn ngoại tệ dồi dào đem đến những máy móc, thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại, rút ngắn thời gian sản xuất.
  • Mở rộng cơ hội hội nhập quốc tế, tham gia vào mạng lưới các doanh nghiệp quốc tế, có thêm các mối quan hệ làm ăn rộng rãi.
Doanh nghiệp nước ngoài có nhiều nguồn lực và vốn dồi dào, mở ra nhiều cơ hội hội nhập quốc tế
Doanh nghiệp nước ngoài có nhiều nguồn lực và vốn dồi dào, mở ra nhiều cơ hội hội nhập quốc tế

Nhược điểm

Tuy có được lợi thế về nguồn vốn và nhân lực từ các nhà đầu tư nước ngoài, thế nhưng vẫn có những thách thức đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Sự khác biệt về văn hóa là trở ngại lớn mà các nhà đầu tư gặp phải. Nếu không chuyển mình kịp thời để thích ứng với văn hóa Việt Nam thì các doanh nghiệp nước ngoài khó có thể phát triển.Thêm vào đó, mặc dù chính sách pháp luật Việt Nam mở rộng để đón các nhà đầu tư nước ngoài, song vẫn còn nhiều hạn chế:

  • Tỷ lệ góp vốn còn nhiều hạn chế với một số ngành nghề để bảo vệ các nhà đầu tư trong nước.
  • Thủ tục hành chính, thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn phức tạp.

Xem thêm: Điểm nhanh những sai lầm cần tránh khi thành lập doanh nghiệp

Cách thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Mời bạn tiếp tục theo dõi cách thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thông qua những bước sau!

Bước 1: Xin quyết định, chủ trương đầu tư

Đây là bước không bắt buộc với tất cả doanh nghiệp ngoại trừ một số dự án cần thông qua UBND cấp tỉnh, Thủ tướng Chính phủ hoặc Quốc hội.

Bước 2: Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Nếu dự án không thuộc diện phải xin quyết định, chủ đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ gồm những nội dung sau:

  • Đề xuất thực hiện, chi phí đầu tư, cam kết rủi ro.
  • Tư cách pháp lý và chứng minh năng lực của nhà đầu tư nước ngoài.
  • Giải trình công nghệ hoặc chuyển giao công nghệ sử dụng trong dự án đó.
  • Giấy tờ về sử dụng đất đai, trụ sở doanh nghiệp.
  • Một số giấy tờ khác theo quy định của pháp luật.

Bước 3: Hoàn tất một số thủ tục sau khi thành lập

Sau khi đã được chấp thuận thành lập doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư cần hoàn tất một số thủ tục sau khi thành lập như:

  • Công bố doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử quốc gia.
  • Treo bảng hiệu công ty.
  • Đăng ký mã số thuế, chữ ký số.
  • Hoàn tất các thủ tục về thuế.

Xem thêm: Dịch vụ kế toán thuế cho công ty nước ngoài có gì đặc biệt hơn?

Việc thành lập công ty không còn quá phức tạp nhờ sự trợ giúp đắc lực từ Nguyên Anh
Việc thành lập công ty không còn quá phức tạp nhờ sự trợ giúp đắc lực từ Nguyên Anh

Việc thành lập doanh nghiệp sở hữu vốn đầu tư nước ngoài thường phức tạp hơn các công ty thông thường. Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư vẫn còn thắc mắc, có thể lựa chọn dịch vụ thành lập công ty tại Nguyên Anh. Chúng tôi sẽ tư vấn những thủ tục cần thiết và giúp bạn chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp.

Các tư vấn viên đều là những người có kinh nghiệm lâu năm, hỗ trợ nhiệt tình trước, trong và sau quá trình thành lập doanh nghiệp.Những bước khởi đầu suôn sẻ là nền tảng vững chắc cho quá trình kinh doanh lâu bền. Hãy để Nguyên Anh sát cánh cùng bạn tạo nên những bước đi thật vững chắc! Mọi thắc mắc về việc thành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay nhé!

Bài viết liên quan

backtotop
0988.1368.79