--> Các bước chuẩn bị thành lập doanh nghiệp (Phần 1)

Các bước chuẩn bị thành lập doanh nghiệp (Phần 1)

Hiện nay, việc thành lập doanh nghiệp tuy vẫn còn nhiều thủ tục nhưng không quá phức tạp. Quan trọng nhất khi thành lập doanh nghiệp là việc lựa chọn thông tin ban đầu sao cho phù hợp với nhu cầu kinh doanh. Việc lựa chọn các thông tin cung cấp cho Sở kế hoạch đầu tư, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của Bạn.

I. Lựa chọn thông tin thành lập doanh nghiệp:

Khi thành lập doanh nghiệp, Sở kế hoạch đầu tư sẽ yêu cầu chủ doanh nghiệp cung cấp nhiều thông tin. Bao gồm:

1. Loại hình doanh nghiệp:

Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Vì mỗi loại hình nó có một số đặc điểm pháp lý khác nhau. Vì những ưu điểm trong tính pháp lý, nên hiện nay, các Chủ doanh nghiệp thường chọn loại hình Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) và Cổ phần (CP)

1.1 Công ty TNHH: Gồm 2 loại:
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên: Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50; Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

1.2 Công ty cổ phần: là doanh nghiệp, trong đó Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

1.3 Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp; Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh; không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Xem thêm: Chi phí thành lập doanh nghiệp là tại khoản nào

2. Đặt tên cho doanh nghiệp:

– Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng.
– Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài: là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
– Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
– Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
– Tên doanh nghiệp không đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký. Bạn cần phải tra cứu tên dự kiến đặt để kiểm tra tên dự kiến có bị trùng không.
– Tra cứu tên doanh nghiệp tại đây => nhập vào tên mà bạn dự kiến đặt cho doanh nghiệp => Tìm kiếm.

3.  Địa chỉ đặt trụ sở công ty:

– Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
– Chung cư được xây dựng cho mục đích nhà ở, thì không được dùng để đặt trụ sở chính cho doanh nghiệp.

4. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp:

– Doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm. chủ động lựa chọn ngành, nghề kinh doanh.
– Tuy nhiên, Ngành nghề là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong mọi hoạt động kinh doanh, nó chi phối rất nhiều yếu tố khác. Bạn nên chuẩn bị kỹ tất cả những ngành nghề kinh doanh dự định hoạt động và những ngành nghề liên quan và trong tương lai không xa có thê kinh doanh.
– Việc đăng ký quá ít ngành kinh doanh, hoặc không đăng ký các ngành có liên quan đến hoạt động chính của bạn. Một thời gian sau sẽ phải đăng ký bổ sung, gây tốn thêm chi phí và thời gian.
– Nhưng, nếu bạn đăng ký quá nhiều ngành mà bạn không cần hoặc không liên quan gì đến hoạt động kinh doanh chính. Sẽ dễ gây nhầm lẫn cho Cơ quan thuế hay đối tác về việc công ty của bạn chỉ lập ra để mua bán hóa đơn khống (Hay còn gọi là công ty ma)
– Một số ngành nghề kinh doanh có yêu cầu đặc biệt như: Yêu cầu chứng chỉ hành nghề, yêu cầu vốn pháp định, hoặc ngành nghề kinh doanh có điều kiện khác ….

>>> Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại TPHCM

5. Vốn điều lệ:

– “Vốn điều lệ “ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.”
– Hiện nay, chưa có quy định số vốn tối thiểu (ngoại trừ những ngành nghề yêu cầu có vốn pháp định) hoặc tối đa. Số vốn này do doanh nghiệp tự đăng ký.
Có rất nhiều doanh nghiệp khi thành lập họ chỉ điền bừa một số vốn nào đó không có căn cứ. Việc này sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy khó khăn về sau như: Khi gọi vốn của nhà đầu tư, khi đánh giá lại giá trị công ty, khi đấu thầu các công trình, tính toán lãi lỗ từ hoạt động kinh doanh.
– Khi đặt vốn điều lệ không có thực mà ở mức quá cao hoặc quá thấp, sẽ ảnh hưởng đến thuế môn bài phải nộp mỗi năm. Đồng thời, nếu sau này doanh nghiệp muốn tăng hay giảm vốn thì phải tiếp tục làm hồ sơ thay đổi.

6. Thành viên hoặc cổ đông góp vốn:

– Các cổ đông góp vốn là những người có thể quyết định sự tồn tại, phát triển hoặc giải thể doanh nghiệp. Hợp tác được những cổ đông đồng lòng, đồng quan điểm, lý tưởng sẽ là một trong những điều quyết định cho việc thành công của công ty và ngược lại. Hãy suy nghĩ, cân nhắc thật kỹ trước khi hợp tác với cá nhân/tổ chức để cùng thành lập công ty.
– Khi tiếp nhận thành viên góp vốn, việc ký kết các hợp đồng góp vốn, văn bản thỏa thuận, điều lệ công ty, quy chế tài chính cần phải rõ ràng, minh bạch và nghiêm túc. Thông thường các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam không có thói quen này. Khi công ty phát triển mạnh hoặc thua lỗ thì rất khó khăn trong việc phân chia tài sản, lợi nhuận, rủi ro …

7. Lựa chọn người đại diện theo pháp luật:

– “Người đại diện theo pháp luật” của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
– Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Ðiều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
– Người đại diện của doanh nghiệp là người nước ngoài bao gồm cả kiều bào nhưng phải thường trú tại Việt Nam tức là phải có thẻ thường trú tại Việt Nam
– Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam.

>>> Nhấp vào link sau đây để nhận tư vấn thành lập doanh nghiệp miễn phí : https://nguyenanhtax.vn/tu-van-thanh-lap-doanh-nghiep-mien-phi-2-18102021.tax

II. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh:

1. Chuẩn bị giấy tờ tùy thân:

– Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Căn cước công dân sao y chứng thực không quá 6 tháng và còn hiệu lực của người đại diện pháp luật và các thành viên góp vốn/ cổ đông sáng lập.

2. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp:

– Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
– Điều lệ Công ty
– Danh sách thành viên/cổ đông của Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên, Công ty Cổ phần…

III. Các công việc Doanh nghiệp cần làm khi nhận được cấp giấy phép kinh doanh và mã số thuế:

1. Kiểm tra thông tin:

 Kiểm tra nội dung trong giấy phép kinh doanh (GPKD) như tên công ty, ngành nghề, số chứng minh thư, ngày cấp…  Nếu thấy chưa chính xác thì doanh nghiệp gửi thông báo yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh hiệu đính lại cho phù hợp với hồ sơ đăng ký mà doanh nghiệp đã nộp.

2. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp:

– Thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.
– Nội dung công bố bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin về Ngành, nghề kinh doanh; Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

Còn nữa … Các thủ tục ban đầu sau khi thành lập doanh nghiệp (Phần 2)

Nguồn: Tổng Cục Thuế, Sở kế hoạch và đầu tư.

Bài viết liên quan

backtotop
0988.1368.79