-->
Chi phí kế toán thuế, là chi phí mà Chủ doanh nghiệp nào cũng muốn tiết kiệm khi kinh doanh. Vậy làm thế nào để tiết kiệm tối đa chi phí này cho Doanh nghiệp của Bạn.
1. Chi phí tiền lương kế toán nội bộ và chi phí đi kèm theo lương hoặc chi phí thuê ngoài dịch vụ kế toán.
2. Chi phí lập sổ sách kế toán, báo cáo tài chính hàng năm.
3. Chi phí phạt hành chính (do phát sinh các sai sót trong quá trình hoạt động, nếu có).
4. Chi phí quyết toán thuế (bao gồm tiền phạt và các khoản khác trong quá trình quyết toán).
5. Chi phí cơ hội.
Đây là 05 loại chi phí thường xuyên phát sinh trong bộ phận kế toán thuế. Để giảm chi phí bộ phận này, chúng ta phải giảm chi phí ở cả 5 mục trên. Làm sao để chi phí bỏ ra là thấp nhất và hiệu quả cao nhất.
Xem thêm: Nên sử dụng cá nhân làm dịch vụ kế toán hay chọn công ty có pháp nhân rõ ràng?
Để tiết kiệm chi phí, chủ doanh nghiệp thường thuê dịch vụ kế toán giá rẻ hoặc rất rẻ. Tuy nhiên, kế toán là một lĩnh vực liên quan đến pháp luật. Do đó, cần tính toán giữa chi phí bỏ ra ngắn hạn và dài hạn. Những rủi ro thường gặp khi của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là:
– Không theo sát tình hình doanh nghiệp.
– Sổ sách, báo cáo, lập không đúng, nhiều rủi ro bên trong. Vài năm sau lại phải bỏ tiền để hoàn thiện lại sổ sách kế toán.
– Ít hoặc không tư vấn về thuế. Doanh nghiệp đưa chứng từ thế nào thì làm như vậy. Không đối chiếu số liệu với nội bộ. Dẫn tới sai lệch nhiều số liệu, sai lũy kế nhiều năm.
Tuy vậy, nhưng nếu bỏ ra chi phí cao hơn để thuê dịch vụ kế toán hoặc thuê hẳn một nhân sự kế toán thuế nội bộ, liệu có giảm thiểu được sai sót trong quá trình làm việc và giảm được rủi ro khi quyết toán thuế không?
Thông thường, việc lập sổ sách kế toán và báo cáo tài chính hàng năm đã nằm trong gói dịch vụ kế toán trọn gói rồi, hoặc nếu doanh nghiệp thuê kế toán nội bộ thì nhân sự đó phải có trách nhiệm thực hiện công việc này.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp thuê ngoài dịch vụ kế toán, thì phải thỏa thuận rõ điều khoản này trên hợp đồng. Vì do mức độ cạnh tranh cao như hiện nay, có nhiều đơn vị kế toán hoặc kế toán cá nhân cố tình báo mức phí dịch vụ rất thấp để cạnh tranh (đó chỉ là mức phí kê khai báo cáo thuế hàng tháng). Đến cuối năm, khi lập báo cáo tài chính và khi quyết toán thuế thì doanh nghiệp lại phải phát sinh thêm chi phí. Hoặc có đơn vị mỗi lần đến tư vấn cho doanh nghiệp đều tính thêm phí phụ thu. Tính tổng chi phí lại thì vẫn cao hơn hoặc bằng so với mức giá chung của thị trường.
Trong quá trình kê khai thuế, khó tránh khỏi các sai sót. Một số lỗi sẽ không bị phạt, nhưng một số lỗi sẽ bị phạt tiền. Vấn đề đặt ra, là ai sẽ phải trả khoản tiền này?
Nếu lỗi này do doanh nghiệp gây ra, thì đương nhiên, doanh nghiệp sẽ phải chi tiền để nộp phạt. Nhân viên kế toán sẽ hỗ trợ đi xử lý vấn đề hoặc sẽ thu thêm phụ phí nếu vấn đề phát sinh lớn.
Còn nếu, sai sót đó là do lỗi chủ quan của nhân viên kế toán nội bộ hay nhân viên kế toán dịch vụ, thì họ có chịu trách nhiệm trên sai sót này hay không? Hay vẫn là doanh nghiệp phải chịu 100%.
Vậy, nhân viên kế toán có lường trước những rủi ro và thường xuyên tư vấn trước cho doanh nghiệp của bạn hay không. Nếu có, thì họ sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tiết kiệm được rất nhiều tiền.
Thông thường, cứ 3 – 5 năm, Cơ quan thuế sẽ xuống kiểm tra và quyết toán thuế doanh nghiệp. Mỗi đợt như thế, các doanh nghiệp sẽ phải chi ra một khoản tiền từ vài chục triệu đến vài trăm triệu (hoặc nhiều hơn) cho các năm quyết toán thuế.
Trên thực tế, mức phạt này sẽ giao động dựa trên 3 yếu tố chính:
– Chỉ tiêu thu ngân sách của ngành thuế trong năm đó.
– Mức độ sai sót trong báo cáo của doanh nghiệp và khả năng giải trình của nhân viên kế toán.
– Phụ thuộc khá nhiều vào quyết định của cán bộ thuế khi quyết toán thuế.
Với yếu tố số 1, doanh nghiệp khó có thể can thiệp. Với yếu tố số 2 và số 3: Thì những nhân sự kế toán nhiều kinh nghiệm trong ngành, họ có thể giúp doanh nghiệp kiểm soát và giảm thiểu mức phạt đến mức thấp nhất.
Doanh số năm nay của doanh nghiệp dự kiến là bao nhiêu? Với mức doanh số này, doanh nghiệp sẽ nộp khoảng bao nhiêu tiền thuế? Nộp ở thời điểm nào là phù hợp? Hàng tồn kho của doanh nghiệp liên tục tăng cao có rủi ro gì không? … Nếu các vấn đề này được đưa ra phân tích và lập kế hoạch thuế vào đầu mỗi năm, thì chủ doanh nghiệp sẽ rất an tâm để tập trung kinh doanh. Các chỉ tiêu về thuế sẽ chạy theo đúng kế hoạch đã đề ra.
– Nhưng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, thì rất ít doanh nghiệp lập kế hoạch cho những việc này. Đó là lý do, đến cuối năm, thời điểm chốt báo cáo tài chính, số liệu đa phần không được như ý. Các nhân viên kế toán tiến hành cân đối vội vã nhằm ra được số liệu mong muốn đã vi phạm rất nhiều nguyên tắc kế toán và luật thuế. Để lại nhiều rủi ro tiềm ẩn trong báo cáo tài chính.
– Sau 3 – 5 năm, khi cơ quan thuế quyết toán, nếu cán bộ thuế phát hiện những rủi ro này thì doanh nghiệp sẽ phải chi rất nhiều tiền để đóng phạt.
Một số doanh nghiệp khác, do không lập kế hoạch thuế đầu năm, nên trong khi hoạt động, họ có phát sinh nhiều chi phí thực tế, nhưng không ghi nhận chi phí, dẫn đến thất thoát nhiều chi phí doanh nghiệp khi kê khai thuế.
Và rất nhiều trường hợp rủi ro khác, thất thoát khác xảy ra, khi doanh nghiệp không lập kế hoạch thuế hàng năm.
Theo đó, chi phí cho bộ phận kế toán thuế, bao gồm nhiều loại khác nhau. Có loại thì phát sinh hàng tháng, hoặc từng lần, hoặc phải đến 3 – 5 năm mới phát sinh. Hay có thể gọi là chi phí hoạt động, chi phí rủi ro, và chi phí cơ hội.
Việc thuê một đơn vị dịch vụ kế toán giá rẻ, hay một nhân sự kế toán nội bộ với chi phí thấp, không có nghĩa sẽ tiết kiệm tiền cho doanh nghiệp. Mà quan trọng hơn hết. Là nhân viên kế toán này phải kiểm soát được các rủi ro tiềm ẩn về sau cho doanh nghiệp. Để làm được việc này, nhân sự kế toán phải có kiến thức tốt, có kinh nghiệm và có tâm.
Để đảm bảo an toàn về lâu dài cho doanh nghiệp của bạn, hãy xét nhiều yếu tố khi tuyển dụng nhân sự kế toán nội bộ hoặc thuê đơn vị kế toán dịch vụ. Năng lực của nhân sự sẽ đóng góp rất nhiều vào việc tiết kiệm tiền cho doanh nghiệp của bạn.
Nguyên Anh tập trung vào chất lượng dịch vụ nhưng vẫn giữ mức phí cạnh tranh so với thị trường. Có gói ưu đãi dành cho các doanh nghiệp mới thành lập.
Hotline, zalo: 0988.1368.79 – 0986.1368-77