--> Kế toán là gì? Tất tần tật công việc mà kế toán cần làm
Kế toán là gì? Chắc hẳn bạn đã nghe rất nhiều về từ “kế toán” nhưng chưa hiểu hết về khái niệm cũng như các công việc của kế toán. Trong bài viết này, Nguyên Anh sẽ chia sẻ tất tần tật về khái niệm kế toán là gì và các công việc mà kế toán thường làm. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Kế toán là gì?
Tìm hiều về kế toán là gì?

 

Kế toán là gì?

Trước khi bạn muốn học ngành kế toán, bạn cần hiểu rõ kế toàn là gì? Kế toán là công việc thu thập, kiểm tra, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động cho một tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước hay cơ sở kinh doanh tư nhân.Kế toán là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực kinh tế, từ cơ quan, doanh nghiệp đến toàn bộ nền kinh tế.

Qua khái niệm Kế toán là gì, chúng ta xác định được đối tượng của Kế toán là sự hình thành, biến động tài sản mà người làm kế toán cần phản ánh, được thể hiện ở là tài sản và nguồn vốn trong hoạt động của cơ quan.

Có hai lại kế toán:

– Kế toán công: Làm việc tại các đơn vị không có tính chất về kinh doanh, không đạt doanh lợi làm mục đích hoạt động như là các tổ chức xác hội và các tổ chức nhà nước,…

– Kế toán doanh nghiệp: Làm việc cho các doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh sinh lợi nhuận.

Ngành kế toán có phải ngành hot hiện nay?

Ngành kế toán là một trong những ngành nghề “hot” nhất hiện nay, là một ngành không thể thiếu đối với sự vận hành của một công ty, nhà máy, doanh nghiệp, là sợi dây quan trọng để người đứng đầu có thể nhìn ra được tình hình phát triển của công ty, doanh nghiệp, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp để công ty ngày càng phát triển hơn.Nếu một đơn vị công ty hay doanh nghiệp không có kế toán thì không thể vận hành trơn tru, hoạt động không mang lại hiệu quả và doanh thu.

Nên xem: Dịch vụ kế toán online – Chấm dứt nỗi khổ về nhân sự

Ngành kế toán có phải ngành hot hiện nay?
Ngành kế toán có phải ngành hot hiện nay?

Các loại kế toán

Kế toán được chia thành 2 loại chính:

  • Kế toán công: Là kế toán tại các đơn vị hoạt động không có tính chất kinh doanh, không lấy lợi nhuận làm mục đích hoạt động như các tổ chức đoàn thể xã hội, Nhà nước…
  • Kế toán doanh nghiệp: Là kế toán tại các doanh nghiệp, hoạt động với mục tiêu là sinh lời, tạo ra doanh thu.

Ngoài 2 loại trên, kế toán còn có nhiều loại khác như: kế toán thuế, kế toán tổng hợp, kế toán bán hàng, kế toán kho, kế toán công nợ, kế toán tiền lương, kế toán ngân hàng,…

Tham khảo: Kinh nghiệm làm kế toán công ty xây dựng từ a đến z

Nhiệm vụ của kế toán?

Nhiệm vụ của kế toán là gì?
Những nhiệm vụ của kế toán?

Với chức năng kiểm tra và phản ánh, cung cấp thông tin toàn bộ cho các hoạt động kinh tế của công ty, doanh nghiệp, kế toán có những nhiệm vụ cơ bản như sau:

  • Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng, nội dung công việc và theo chuẩn mực, chế độ kế toán.
  • Ghi chép, tính toán, phản ánh số tài khoản hiện có, tình hình luân chuyển, sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và tình hình sử dụng kinh phí (nếu có) của đơn vị.
  • Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, thu chi tài chính, giám sát các khoản thu, chi phí tài chính, thu nộp, thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính.
  • Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, kiểm tra và phân tích các hoạt động kinh tế, tài chính, đề xuất giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị.
  • Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.

Các công việc của kế toán cần làm

Dưới đây là tổng hợp các công việc cần làm của kế toán trong công ty, doanh nghiệp. Bạn muốn biết công việc của kế toán là gì thì hãy xem qua nhé!

Các công việc cần làm của nhân viên kế toán
Các công việc cần làm của nhân viên kế toán

Công việc hàng ngày

  • Ghi chép, thu thập, xử lý, lưu trữ các hoá đơn, chứng từ kế toán.
  • Ghi vào sổ quỹ, sổ tiền gửi và các sổ sách khác.

Công việc hàng tháng

  • Lập tờ khai thuế GTGT (giá trị gia tăng) hàng tháng (nếu doanh nghiệp kê khai theo tháng).
  • Đối với những hóa đơn đầu ra, nếu tháng nào có phát sinh phải kê vào tháng đó.
  • Lập tờ khai thuế TNCN (thu nhập cá nhân) theo tháng (nếu doanh nghiệp có số thuế TNCN phải nộp trong tháng, kê khai thuế GTGT theo tháng).
  • Lập tờ khai các loại thuế khác (nếu có).
  • Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng (đối với những doanh nghiệp mới thành lập dưới 12 tháng).
  • Hạn nộp tờ khai là ngày 20 của tháng liền kề.
  • Tính giá vốn hàng bán, giá hàng tồn kho.
  • Tính lương, bảo hiểm, các khoản phụ cấp (nếu có) cho người lao động.
  • Tính khấu hao TSCĐ (tài sản cố định), tính phân bổ công cụ, dụng cụ.

Lưu ý: Nếu trong tháng có phát sinh số tiền thuế phải nộp thì hạn nộp tờ khai cũng là hạn nộp tiền thuế.

Công việc hàng quý

  • Lập tờ khai thuế GTGT theo quý (nếu doanh nghiệp kê khai theo quý).
  • Lập tờ khai thuế tạm tính thuế TNDN (thu nhập doanh nghiệp) theo quý.
  • Lập báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn theo quý.
  • Lập tờ khai thuế TNCN theo quý (nếu doanh nghiệp kê khai theo quý).
  • Hạn nộp các tờ khai trên là ngày 30 của tháng đầu tiên, quý sau liền kề.
Các công việc của kế toán bao gồm hàng ngày, hàng tháng, hàng quý và hàng năm
Các công việc của kế toán bao gồm hàng ngày, hàng tháng, hàng quý và hàng năm

Công việc hàng năm

Đầu năm, kế toán phải làm các công việc như sau:

  • Kê khai, nộp tiền thuế môn bài đầu năm.
  • Nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính quý 4 năm trước liền kề.
  • Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý 4 năm trước liền kề.
  • Nộp báo cáo tài chính, quyết toán thuế TNDN, quyết toán thuế TNCN của năm trước liền kề: Thời hạn nộp là 31/3.

Cuối năm, kế toán thực hiện các công việc như sau:

  • Cuối năm, kế toán làm báo cáo thuế cho tháng cuối năm và báo cáo thuế quý 4.
  • Lập báo cáo quyết toán thuế TNCN năm.
  • Lập báo cáo quyết toán thuế TNDN năm.
  • Kiểm kê quỹ, kiểm kê kho hàng, tài sản và đối chiếu công nợ.
  • Lên sổ kế toán, đối chiếu sổ chi tiết và sổ tổng hợp.
  • Lập báo cáo tài chính năm gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
  • Thuyết minh báo cáo tài chính, bảng cân đối số phát sinh tài khoản.
  • In sổ sách, chứng từ kế toán và trình ký các sổ sách, chứng từ đó.
  • Lưu trữ các chứng từ và sổ sách.

Trên đây là khái niệm kế toán và danh sách các công việc của kế toán cần làm trong một doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn. Nếu công ty, doanh nghiệp bạn mới thành lập chưa có nhân viên kế toán thì hãy sử dụng dịch vụ kế toán trọn gói tại Nguyên Anh. Nhân viên kế toán của dịch vụ chúng tôi có năng lực chuyên môn cao, dày dạn kinh nghiệm, mang đến dịch vụ chất lượng với chi phí thấp, tiết kiệm ngân sách tài chính cho doanh nghiệp của bạn.

Bài viết liên quan

backtotop
0988.1368.79