Cách viết hóa đơn xây dựng, bán hàng là một trong những việc vô cùng quan trọng để hóa đơn có thể trở nên hợp lệ. Những hóa đơn với các thông tin sai lệch, không chính xác đều sẽ không được chấp nhận. Việc này ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp khi khấu trừ thuế GTGT đầu vào và các lợi ích khác tùy vào từng hóa đơn. Vì vậy nắm được cách viết chuẩn xác, đúng đắn và việc kế toán viên cần nắm chắc để giảm tối đa các sai sót xảy ra. Đồng thời cũng sẽ khiến thủ tục rắc rối hơn nếu có sai sót. Vậy cách viết chính xác nhất được áp dụng hiện nay gồm các bước nào?
1. Cách viết hóa đơn xây dựng, bán hàng và một số lưu ý trước khi viết.
Bạn có thể đã nghe qua các thuật ngữ như hóa đơn điện tử, hóa đơn tự in, đặt in. Đối với những người làm lâu năm trong nghề thì không có gì để bàn cãi. Nhưng với những người mới thì lại không biết có điều gì khác biệt khi viết các loại hóa đơn này hay không. Câu trả lời là đối với các loại trên chỉ là các hình thức khác nhau của hóa đơn đỏ nên cách viết là tương tự nhau không có sự phân biệt.
Doanh nghiệp cần quan tâm cách viết hóa đơn xây dựng, bán hàng là các doanh nghiệp áp dụng kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ. Một hóa đơn GTGT hay hóa đơn đỏ thường gồm có các thông tin sau:
- Tên hàng hóa dịch vụ,
- Đơn giá,
- Giá bán,
- Thuế gtgt,
- Giá thanh toán và một số phụ phí nếu có,..
Vậy hãy cùng theo dõi hướng dẫn cụ thể nhé.
2. Hướng dẫn cách viết hóa đơn xây dựng, bán hàng chuẩn xác nhất
a. Phần kê khai thông tin.
- Họ tên bên mua bán: Đối với bên mua hàng cần ghi đầy đủ thông tin của người mua hàng tại mục ‘họ tên người mua hàng’. Còn đối với bên bán và đơn vị cung cấp hàng hóa cần ghi tên đầy đủ của công ty còn nếu là tên ghi tắt thì phải được đăng ký trong giấy kinh doanh tại mục ‘tên đơn vị’.
- Địa chỉ của đơn vị: là địa chỉ được đăng ký trong giấy kinh doanh viết đầy đủ hoặc biết tắt như trong bản đăng ký.
- Cách viết hóa đơn xây dựng, bán hàng tại mục ‘mã số thuế’ là mã số thuế của đơn vị đi mua hàng. Tránh ghi nhầm của đơn vị cung cấp.
- Mục ‘hình thức thanh toán’ tại đây ghi theo phương thức thanh toán được áp dụng. Nếu là tiền mặt sẽ ghi TM còn chuyển khoản sẽ ghi CK. Lưu ý các hóa đơn trên 20tr đồng phải thanh toán chuyển khoản không dùng tiền mặt. Nếu chưa xác định được phương thức thanh toán ghi TM/CK.
- Mục ‘số tài khoản’ có thể ghi hoặc không. Nếu có là số tài khoản của đơn vị đi mua.
- Mục ‘ STT’ ghi rõ thứ tự của từng loại hàng hóa, dịch vụ là đơn vị bán ra.
- Mục ‘tên hàng hóa, dịch vụ’ ghi đúng tên của hàng hóa, dịch vụ như lúc nhập hàng. Lưu ý đối với các hàng hóa đặc thù như điện nước, xăng dầu, bảo hiểm,…vì được thanh toán theo kỳ nên cần ghi rõ kỳ thanh toán. Tránh bị nhầm với các kỳ khác sẽ thành hóa đơn không hợp lệ.
- Số lượng hàng bán được ghi tại mục ‘số lượng’.
- ‘Đơn giá’ là giá bán của một đơn vị sản phẩm.
- ‘Thành tiền’ được tính theo công thức= đơn giá*số lượng.
Sau khi viết xong phần trên kế toán viên cần chú ý cách viết hóa đơn xây dựng, bán hàng vô cùng quan trọng. Đó là gạch chéo đối với phần bỏ trống bên dưới. Nếu là hóa đơn được lập bằng máy tính là hóa đơn đặt in hoặc tự in thì có thể bỏ qua phần này.
b. Kê khai thuế và tiền.
- Mục ‘cộng tiền hàng’ là tổng của mục thành tiền.
- ‘Thuế suất GTGT’ mức thuế suất phổ biến là 0%, 5%, và 10%. Nếu là 0% thì ghi ‘0’ còn nếu HH, DV bán ra thuộc diện miễn thuế, không chịu thuế thì cách ghi ‘/’. Nếu HH, DV có mức thuế suất không giống nhau thì phải lập hóa đơn khác nhau.
- ‘Tiền thuế GTGT’ áp dụng công thức tính: cộng tiền hàng*thuế suất GTGT. Đối với HH, DV không chịu, được miễn thuế thì ghi ‘/’.
- Cách viết hóa đơn xây dựng, bán hàng tại mục ‘tổng cộng tiền thanh toán’ là kết quả khi cộng: cộng tiền hàng và thuế GTGT.
- ‘Số tiền viết bằng chữ’ ghi chính xác giá trị tiền ở ô tổng cộng thanh toán.
- Đối với mục ký tên của người mua hàng thì người đại diện đi mua của đơn vị mua sẽ ký tên và ghi rõ họ tên. Đối với bên bán ai có trách nhiệm lập hóa đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên. ‘Thủ trưởng đơn vị’ ký sống ghi rõ học tên và đóng dấu lên hóa đơn. Trường hợp ủy quyền thì người được ủy quyền phải xuất giấy uỷ quyền sau đó ký. Và đóng dấu thay thủ trưởng vào phần bên trái phía trên.
Đây là cách viết hóa đơn xây dựng, bán hàng chuẩn xác nhất đang được áp dụng hiện nay. Các kế toán viên và nhân viên của doanh nghiệp cần nắm rõ để thực hiện thành thục. Nếu có sai sót xảy ra khi lập, cần tham khảo cách xử lý hóa đơn sai sót mới nhất. Nếu còn vấn đề chưa rõ hãy liên hệ để được tư vấn kịp thời nhé.